Hỗ trợ online
Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    2
  •   Hôm nay
    10
  •   Hôm qua
    64
  •   Tổng truy cập
    591114
  •   Tổng sản phẩm
    50
  • Đại lý mỹ phẩm Linh Hương
     
    Kem trắng da body linh hương
    Trị nám da linh hương
    Tan mỡ Linh Hương
    Đẹp da Collagen Linh Hương
    0 - 925,000 đ        

    Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practice)

    Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practice)
     
     
    Sản phẩm được tạo ra từ một quá trình liên kết tất cả các công đoạn, các bộ phận của nhà máy sản xuất. Vì vậy, không chỉ có các thông số kỹ thuật của các công đoạn sản xuất cần phải đảm bảo chính xác, mà hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác như hành chính, nhân sự, tài chính, cung tiêu … cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
    Tất cả các công đoạn, bộ phận đều thực hiện đúng các yêu cầu, thao tác, chất lượng công việc … sẽ đảm bảo  được chất lượng sản phẩm. Sự kiểm soát, phòng ngừa sai lỗi hay sự không phù hợp ngay từ những công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo giảm thiểu sản phẩm hỏng không đáng có, tiết kiệm được thời gian, nhân lực…và tăng năng suất. Vì vậy tiết kiệm được chi phí sản xuất. Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiệu quả GMP.
    Trong số các quy phạm kỹ thuật liên quan đến sản phẩm thực phẩm thì quy phạm Thực hành sản xuất tốt – GMP (Good Manufacturing Practices) là quy phạm cơ bản.

    Giới thiệu về GMP
    GMP (Good Manufacturing Practices) – là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, áp dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều, ổn định, đạt tiêu chẩn đã đăng ký và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiến quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm khác.
    Lợi ích: GMP mang lại phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệt thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
     
    GMP đưa ra các yêu cầu
    • Yêu cầu về nhân sự: xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phùhợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp. Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân.
    • Yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến: phải có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng, thiết bị phù hợp.
    • Yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: xây dựng các quy định về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ và rác thải, bảo quản hoá chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng.
    • Yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến: cần xây dựng các quy định về phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp kiểm tra, giám sát.
    • Yêu cầu về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm: Cần đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh, không thay đổi chất lượng. . . và không nhầm lẫn sản phẩm, vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.
    Tóm lại, GMP đề cập đến tất cả mọi yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu nhất cần phải có để đảm bảo chất lượng, vệ sinh trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng, an toàn theo mục tiêu của doanh nghiệp.

    Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP:
    • Nhân sự.
    • Nhà xưởng.
    • Thiết bị.
    • Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân,
    • Quá trình sản xuất: thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu,
    • Chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu.
    • Kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh.
    • Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng,
    • Tài liệu, hồ sơ thực hiện …
    Các bước triển khai:
    1. Tập hợp các tài liệu cần thiết ( bao gồm: Các quy định của pháp luật hiện hành, các tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, các yêu cầu thao tác kỹ thuật, các yêu cầu, phản hồi của khách hàng, các thông tin khoa học mới, kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu/thử nghiệm mẫu …)
    2. Xác định phạm vi áp dụng GMP.
    3. Lập kế hoạch tiến độ và phân công cá nhân phụ trách.
    4. Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn.
    5. Huấn luyện công nhân.
    6. Áp dụng thử, thẩm tra.
    7. Chỉnh sửa thiết bị, nhà xưởng, huấn luyện công nhân nếu có sự chưa phù hợp.
    8. Phê duyệt áp dụng chính thức.
    9. Giám sát việc thực hiện: đánh giá hiệu quả, cải tiến.
    Nguyên tắc:
    Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng:
    • Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng
    • Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo
    • Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
    • Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
    • Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống
    • Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
    • Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên sự kiện
    • Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng
    Áp dụng SSOP và GMP tốt sẽ giảm thiểu gánh nặng cho áp dụng HACCP

    Nguồn: "Internet"
    TIN TỨC KHÁC

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm